Từ Điển Bách Khoa Xây Dựng (Bìa Cứng)
(Hết hàng)
Tác Giả: Nguyễn Huy Côn Thể loại: Từ điển ISBN: 9786049003233 Xuất bản: 4/2011 Trọng lượng: 1200 gr NXB: Từ điển bách khoa Số trang: 715 trang - khổ:16x24 cm Giá bán: 189,000 đ |
|
Một số mục từ trích trong " Từ điển Bách khoa Xây dựng" KIẾN TRÚC HỒI GIÁO Nền kiến trúc phát triển từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 7 đến thế kỷ 16, theo chân cuộc chinh phục Muhammad tại Syri và Ai Cập, Lưỡng Hà và Iran, Bắc Phi và Tây Ban Nha, Trung Á và Ấn Độ, những đất nước dễ hấp thụ các yêu tố nghệ thuật kiến trúc. Mẫu nhà mới được phát triển từ nhà thờ basilica Cơ đốc: nhà thờ có nhiều cánh, cột to hay nhiều cột; một mẫu mới của nhà thờ mái vòm, mộ hay madsrasah xuất phát từ cấu trúc vòm, có tổ chức trung tâm của kiến trúc Byzantine và Sasani. Dùng nhiều biến thể của kiến trúc yếu tố kiến trúc cơ bản: Tháp nhọn, hình móng ngựa, kiểu Ba tư, nhiều lá và cuốn giao nhau, mái vòm củ hành, kiểu băng dài, kiểu hình nón và kiểu quả dưa; vòm kiểu hầm, gờ, vòm có gờ giao nhau và vòm thạch nhũ. Có nhiều loại lỗ châu mai, nhiều bề mặt trang trí phong phú: hình kỷ hà, hoa, biếm họa bằng gạch đá, stucco, gỗ và gạch men. Nhiều thánh đường lớn có giá trị lớn về nghệ thuật ở Cairo (Ai CẬp), Bagdad (I rắc), Cordoba (Tây Ban Nha) và lăng Tadj Mahal (Ấn Độ), v.v. là những kiến trúc Hồi giáo nổi tiếng (E: Muslim architecture). KIẾN TRÚC HỮU CƠ (kt) Kiến trúc mà thiết kế được tạo lập theo quá trình của thiên nhiên chứ không áp đặt trước. Một triết lý của Frank Lloyd Wright (1867 – 1959) dựa trên điều khẳng định của ông là nhà phải có hình dạng hòa hợp với môi trường tự nhiên. Vật liệu sử dụng cho mặt ngoài phải thân thiện với môi trường của ngôi nhà, do đó làm ngôi nhà gắn với vị trí của nó, xem như ngôi nhà mọc từ thiên nhiên. Muốn vậy, phải làm mái ít dốc, đưa xa để che nắng trong mùa hè và phần nào chịu được thời tiết mùa đông và cần tận dụng ánh sáng tự nhiên Cx. Wright, Frank Lloyd (E: Organic architecture). Tr 312. KIẾN TRÚC 1) Nghệ thuật và khoa học xây dựng, bao gồm quy hoạch, thiết kế, cấu tạo và xử lý trang trí, tuân thủ các tiêu chí thẩm mỹ và công năng, do các kiến trúc sư chuyên nghiệp thực hiện 2) Các công trình xây dựng phù hợp với những nguyên lý đó (E: architecture). KIẾN TRÚC AI CẬP Nền kiến trúc Ai Cập từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN đến thời kỳ La Mã. Những công trình nổi tiếng nhất là lăng mộ đồ sộ và đền thờ xây dựng bằng đá vĩnh cửu, chỉ dùng kết cấu dầm - cột và cuốn đua, không dùng cuốn vòm. Phân biệt với Phục Hưng kiến trúc cổ Ai Cập: một phương thức của Phục Hưng kiến trúc ngoại lai, phỏng theo Cổ Ai Cập trong các khoảng (1800-1850) và (1920-1930) (E: Egyptian architecture). KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ Nền kiến trúc tiểu lục địa Ấn Độ, xuất xứ từ kiến trúc gỗ và gạch mộc mà không còn gì sót lại đến ngày nay. Các công trình lớn thờ Phật buổi đầu, các đại sảnh "chaitya", chấn song "stupa" bắt chước cấu tạo gỗ và nhà gỗ xuất hiện trên các hình chạm khắc nổi. Tất cả kiến trúc còn sót lại đều bằng đá, sử dụng tối đa hệ thống kết cấu trụ và lanh tô, công xôn và gờ ra. Các dạng kiến trúc tuy đơn giản nhưng lại tràn ngập kiểu bởi sử dụng vô số trụ, gờ tường, đường trang trí, mái và đầu mái... Sự phồn thịnh và quá lớn về trang trí điêu khắc cũng là đặc điểm nổi bật của kiến trúc Ấn Độ (E: Idian architecture). Tr 301. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. |