BỘ NGUYÊN TẮC UNIDROIT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Hết hàng)
Nhóm dịch: TS. Nguyễn Minh Hằng (Trưởng nhóm) Thể loại: Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật ISBN: 9786049345227 Xuất bản: 9/2014 Trọng lượng: 760 gr NXB: Đại học Quốc gia Hà Nội Số trang: 548 trang - Khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 93,100 đ |
|
Mục đích của bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế này, do Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật (Viện Unidroit) soạn thảo và ban hành, là tạo ra một khung pháp lý chung, một "Bộ luật", gồm các nguyên tắc và các quy định cụ thể, chi tiết cho các bên của hợp đồng thương mại quốc tế nhằm tránh các khó khăn, tranh chấp, rủi ro khi soạn thảo và thực hiện hợp đồng. Bộ nguyên tắc này có mục đích là thiết lập một hệ thống hài hòa các quy phạm có thể được sử dụng trên toàn thế giới, tại mọi quốc gia mặc dù quốc gia đó có truyền thống pháp lý và điều kiện kinh tế, chính trị như thế nào. Nhóm soạn thảo Bộ nguyên tắc bao gồm nhiều chuyên gia: Giáo sư luật, thẩm phán, luật sư, trọng tài viên nổi tiếng đại diện cho các vùng và các hệ thống pháp luật quan trọng nhất trên thế giới trong lĩnh vực luật hợp đồng và luật thương mại quốc tế. Ngoài ra còn có đại diện cảu các tổ chức quốc tế, các trung tâm hay hiệp hội trọng tài. Phiên bản đầu tiên của Bộ nguyên tắc này được ban hành năm 1994. Đến năm 2004, Bộ nguyên tắc được tiếp tục bổ sung thêm các điều khoản mới nhằm làm chúng phù hợp với thực tiễn phát triển của các hợp đồng điện tử và giải quyết các vấn đề mới và quan trọng đối với cộng đồng pháp lý và kinh tế quốc tế.
Về hình thức: Bộ nguyên tắc UNIDROIT được trình bày như một bộ luật gồm các chương, mục và các điều khoản; đặc biệt là sau các điều khoản có bình luận, cùng với các ví dụ minh họa để làm rõ cách hiểu cũng như cách áp dụng, rất thuận tiện cho các doanh nghiệp trong tra cứu và áp dụng.
Về nội dung: Bộ nguyên tắc UNIDROIT bao gồm 185 điều, được bố cục thành 10 chương, đề cập đếu hầu hết các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, giải thích hợp đồng, nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp áp dụng khi không thực hiện hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại...
Bộ nguyên tắc này cũng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng như thẩm quyền đại diện, quyền của người thứ ba, chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng. Một số lý thuyết mới trong pháp luật hợp đồng hiện đại cũng được đưa vào ví dụ như lý thuyết về hardship (tạm dịch là “hoàn cảnh khó khăn”.
Sau gần 20 năm ban hành, cộng đồng pháp lý và doanh nghiệp đánh giá cao giá trị nội tại cảu Bộ nguyên tắc này. Các nhà làm luật tại nhiều quốc gia đang phát triển đã tham khảo Bộ nguyên tắc này để hoàn thiện pháp luật hợp đồng của nước mình. Các luật sự thường coi đây là bộ luật mẫu có tính chất hướng dẫn để họ nghiên cứu, soạn thảo các hợp đồng thương mại quốc tế và tư vấn cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Bộ nguyên tắc này cho các hợp đồng thương mại quốc tế mà mình ký kết: hợp đồng mua bán, hợp đồng phân phối, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung ứng thiết bị vệ tinh, hợp đồng bảo lãnh... Đặc biệt bộ nguyên tắc này thường được các Hội đồng trọng tài lựa chọn để quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế trong trường hợp các bên không lựa chọn hoặc không thống nhất được nguồn luật áp dụng.
Minh Khai Books trân trọng giới thiệu và hân hạnh phục vụ quý bạn đọc cả nước. |