THỜI GIAN KHÔNG ĐỔI SẮC MÀU
(Hết hàng)
Tác giả: Phan Quang Thể loại: Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo ISBN: 9786049548475 Xuất bản: 8/2017 Trọng lượng: 300 gr NXB: Văn học Số trang: 286 trang - khổ: 13.5 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 60,200 đ |
|
Trong cuốn sách này, ngoài những bài giới thiệu những nhà văn hoá lớn như Nguyễn An Ninh "Người đánh thức một thế hệ thanh niên”; Đạm Phương nữ sử” tâm huyết vì nữ quyền”; nhà văn Ngô Tất Tố "ba tính cách trong một con người”, nhà văn Nguyễn Tuân với "Cỏ Độc Lập”; nhà văn Nguyễn Văn Bổng "Riêng tư một mảnh đời”; Nguyễn Khắc Viện với "ước mơ và hoài niệm”, Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức với tập sách "Một thế hệ vàng trong thơ Việt Nam hiện đại”, Phan Quang còn dành những trang viết tâm huyết, tình cảm giới thiệu sách của Trần Thanh Phương (Lời cuối) - nhà sưu tầm tư liệu văn học, báo chí tâm huyết có một không hai trong lịch sử văn chương Việt Nam đương đại. Các tập hồi ký "Đất quê hương” của Lê Văn Hoan, “Chuyện kể về một thời” của Lê Hữu Thăng đều nói về những con người trong chiến tranh ở mảnh đất Quảng Trị quê hương ông. Ngoài ra là những bài viết về tập sách của Nguyễn Hồng Vinh, Đoàn Minh Tuấn, Đặng Minh Phương, Nguyễn Xuân Lương, Nguyễn Văn Dũng, Hồ Quang Lợi, Trương Đức Minh Tứ,Nguyễn Thị Trường Giang. Đáng quý là việc tác giả cùng gia đình cố nhà văn Nguyễn Tuân thực hiện di huấn của cụ Nguyễn xuất bản vở kịch thơ "Cỏ Độc lập” viết xong từ cuối năm 1946. Tác phẩm đã qua kiểm duyệt "cho phép xuất bản” của ông Lưu Văn Lợi - Trưởng tiểu ban Kiểm duyệt, Ban Thông tin Tuyên truyền và Kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ. Đây thực sự là những tư liệu văn học sử rất quý cho bạn đọc hâm mộ Nguyễn Tuân và muốn tìm hiểu thêm về một tác phẩm ít được biết đến của cố nhà văn Nguyễn Tuân... Trong lời thưa ở đầu cuốn sách, Phan Quang bộc bạch ”Đọc sách là dịp cho tôi suy ngẫm về nghề và nghiệp”…Nhân đọc những trang hồi ký của Lê Hữu Thăng (Chuyện kể về một thời), ông định nghĩa “Viết hồi ký là chép lại dưới cái nhìn của hôm nay, hồi ức của mình về những người ta đã gặp, đã cùng ta chia sẻ trên bước đường đời, là thuật lại những việc mình từng chứng kiến, trải nghiệm với vui mừng hay trăn trở… Trong tập sách THỜI GIAN KHÔNG ĐỔI SẮC MÀU, Phan Quang đã cống hiến cho bạn đọc những kiến thức tuyệt vời về GIẤY và SÁCH. Trong phần ”Người bạn muôn đời” mở đầu tập phê bình - tiểu luận, bài đầu tiên nhan đề ”Sách không chỉ là tập giấy” và bài thứ hai ”Văn minh loài người hình thành từ sách”, Phan Quang thống kê hàng loạt những định nghĩa xưa và nay về SÁCH, nguồn gốc và sự phát triển của CHỮ, và công cụ để in chữ thành sách v.v. Ông rút ra nhận xét: hình như chức năng chủ yếu (và cao quý) của sách cho đến nay chưa hẳn được tất cả những người thường xuyên tiếp cận và sử dụng sách cảm nhận trọn vẹn. Ông nhấn mạnh: Nói sách là thể xác, chữ là trí tuệ và tâm hồn, bởi một thể xác vắng trí tuệ và tâm hồn thì không phải là người, và ngược lại, tâm hồn và trí tuệ không thể hiện trong thể xác thì chỉ có thể là thần linh mà thôi. Những trang ông viết về SÁCH và CHỮ vừa có sự uyên thâm của kiến thức, vừa có sự hóm hỉnh của “người kể truyện dân gian”.Và người kể chuyện dân gian ấy, đã giới thiệu rất sâu về một số tác phẩm của người nước ngoài viết về Việt Nam cũng như việc quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu ở Campuchia... Đồng thời, giúp bạn đọc Việt Nam hiểu thêm về một số tác giả và tác phẩm thuộc loại”kén người đọc” như Gabriel Garcia Marqueez...
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |