LÃO HẠC
(Hết hàng)
Tác giả: Nam Cao Thể loại: Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn ISBN: 9786049572555 Xuất bản: 1/2018 Trọng lượng: 310 gr NXB: Văn học Số trang: 238 trang - khổ: 13.5 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 39,200 đ |
|
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, có tới hơn hai chục truyện ngắn Nam Cao dành để viết về nông dân như: "Lão Hạc", "Một đám cưới", "Một bữa no", "Lang Rận", "Điếu văn", "Tư cách mõ"... Thông qua các truyện ngắn này, Nam Cao đã dựng lên bức tranh về nông thôn Việt Nam những năm 1940-1945. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất. Đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập đến mất cả hình người, tình người. LÃO HẠC được Nam Cao viết năm 1943, là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, phản ánh hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Lão Hạc là nông dân chất phác, hiền lành. Ông góa vợ và có một con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho con. Người con trai rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn. Lão Hạc ở quê kiếm sống bằng nghề làm vườn, luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai cho con trai. Lão Hạc có một con chó tên Vàng do con trai để lại, ông coi nó như người thân. Song, vì quá nghèo đói, không nuôi nổi nó nên ông đành bán đi. Từ đó, lão Hạc luôn dằn vặt mình là kẻ có tội, lừa một con chó. Lão sống khép kín, lủi thủi một mình, rồi tìm đến cái chết bằng bả chó để giải thoát sau những tháng ngày cùng cực, đau khổ. Nam Cao viết về người nông dân nghèo đói, xơ xác với những thân phận bần cùng, bị chà đạp, bị hắt hủi ... không phải để bôi nhọ, khinh miệt họ, mà trái lại đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ. Khi miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đó là cái bi kịch của những kẻ khao khát sống cuộc sống có ý nghĩa chân chính mà cứ bị những lo lắng cơm áo hàng ngày giày vò, phải sống cuộc sống "đời thừa" vô nghĩa như các tác phẩm: "Đời thừa", "Bài học quét nhà"... Nhiều truyện của Nam Cao cũng đã ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người tiểu tư sản, đấu tranh với sự cám dỗ của cuộc sống hưởng lạc tư sản (Quên điều độ); đấu tranh với lối sống ích kỷ, dung tục tiểu tư sản để vươn tới lẽ sống nhân đạo. Cùng với nhà văn hiện thực xuất sắc Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, các tác phẩm của Nam Cao thời kỳ 1941-1944 đã góp phần không nhỏ vào thành tựu của dòng văn học hiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |