MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (TINH HOA VĂN CHƯƠNG VIỆT)
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Khải Thể loại: Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn ISBN: 9786049924989 Xuất bản: 10/2020 Trọng lượng: 220 gr NXB: Văn học Số trang: 175 trang - khổ: 20.5 x 14.5 cm Giá bìa: Giá bán: 45,500 đ |
|
Thấm đẫm trong tập truyện MỘT NGƯỜI HÀ NỘI của nhà văn Nguyễn Khải là niềm yêu thương, trân trọng với những con người Hà Nội. Mỗi nhân vật trong truyện đều có một cái gì đó rất riêng, không bị hòa tan trong cái cộng đồng chung. Mỗi truyện đưa ra một vấn đề, mỗi nhân vật một cá tính, dù trải qua bao biến đổi của thời thế nhưng những nét đẹp về con người, về nhân cách của họ vẫn không phôi pha. Với vị thế là trung tâm văn hóa của đất nước, Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm diễn ra ở đây, từ những cuộc thay đổi vương triều đến những giờ phút chiến thắng vĩ đại chống giặc ngoại xâm. Quá trình đó, giúp người Hà Nội mở rộng được nhiều nhãn quan chính trị, trân trọng truyền thống, nhưng cũng nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Cô Hiền trong “Một người Hà Nội”, hay ‘bà cô tôi’ trong “Nếp nhà”, bà Mặm trong “Người của ngày xưa”, bà Mão trong “Mẹ và các con”… đều được xây dựng lên như một tinh thần, một linh hồn của Hà Nội. Bên cạnh những ưu điểm về con người và văn hóa Hà Nội thì sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của một bộ phận người dân ở đây. Trong truyện "Tiền", cô Hiền băn khoăn lo lắng khi thấy chuẩn mực văn hóa xã hội đi xuống đã cảnh báo các con, hay dự báo một xã hội: “Bây giờ chúng nó thích kiếm tiền một cách táo tợn, nguy hiểm, thắng thì làm vua, thua thì đi tù, ăn cơm muối hoặc chết cũng chả sao. Chứ không thích danh, không ham cái danh hiền lành, vất vả của một nhà, một nghề. Cũng treo bảng hiệu đấy nhưng họ có bán cái thứ họ trưng lên đâu. Quảng cáo một thứ, buôn bán một thứ thì cần gì danh. Càng vô danh càng tốt. Đồng tiền kiếm được từ cái vô danh thì khiếp lắm”… Xuyên suốt toàn bộ tập truyện các nhân vật được tác giả thể hiện luôn làm chủ được cuộc sống của mình trước thời cuộc. Đó chính là cuộc sống của những người không xu thời, không chịu sống luồn cúi, xu nịnh để bảo vệ khí tiết của người kinh kỳ. Họ biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình. Tất cả những điều đó đã làm nên đời sống tinh thần của người dân Hà Nội. Và không phải ngẫu nhiên tác giả lại tập trung ca ngợi những con người, những nhân cách sống mà qua đó ông muốn giúp chúng ta khám phá phá bản sắc văn hóa Hà Nội, mà người Hà Nội chính là trung tâm - là sản phẩm đặc biệt của không gian văn hóa Hà Nội. Họ sẽ mãi là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
THƠ XUÂN QUỲNH (TINH HOA VĂN CHƯƠNG VIỆT) Tác giả: Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/1942 tại làng La Khê ( nay thuộc Hà Đông, Hà Nội). Bà lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học nên ngay từ nhỏ đã sớm bộc lộ tài năng văn chương của mình. Đi qua thời gian, mỗi tâm hồn đều chứa ... |
MÙA LẠC (TINH HOA VĂN CHƯƠNG VIỆT) Tác giả: Nguyễn Khải Nhà văn Nguyễn Khải (tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải) sinh ngày 3-12-1930 tại Hà Nội. Ông là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Các sáng tác của ông thường gắn liền với những bước chuyển mình của đất nước, thể hiện sự ... |